CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG
ĐỨC MẸ LA VANG
ĐỨC MẸ LA VANG
GIỚI THIỆU ĐỒ ÁN THIẾT KẾ
Mon, 10/12/2012
LINH ĐÀI MẸ LA VANG |
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Trung tâm Hành hương
Đức Mẹ La Vang tọa lạc tại tỉnh Quảng Trị thuộc vùng bắc trung bộ Việt Nam.
Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, nơi có những dòng sông trong lành xuất phát từ
những con suối dọc dãy Trường Sơn, xuyên qua các hang động đá vôi kỳ vĩ, xuôi
về đồng bằng nhỏ hẹp hòa mình vào biển đông. Phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế,
cố đô triều đình Nhà Nguyễn, nổi tiếng với các công trình kiến trúc lăng tẩm,
thế đất sông núi hữu tình. Phía tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào,
ranh giới bởi dãy núi hùng vĩ hiểm trở với rừng rậm mang tên Trường Sơn. Phía
đông giáp biển Thái Bình.
Quảng Trị nằm trong
chuỗi di sản văn hóa miền trung Việt Nam, Hội An – Đà Nẵng – Huế – Quảng Bình.
Là hành lang của lục địa nhìn ra biển Đông.
BẢO TỒN DI TÍCH
LINH ĐÀI: nơi đây hơn 200 năm trước, năm 1798 Đức
Mẹ đã hiện ra để cứu giúp người dân cùng khổ, lòng từ ái của Mẹ tồn tại đến
muôn đời, trải qua bao thế hệ, Mẹ vẫn dang rộng cánh tay đón chờ mọi người chạy
đến cùng Mẹ trong những cơn gian nan khốn khó.
GIẾNG ĐỨC MẸ: từ lòng giếng này đã tuôn chảy ra nguồn
nước tươi mát, bao nhiêu năm qua người ta đã đến kín múc nơi giếng như kín múc
nơi lòng Mẹ những ân thiêng để thỏa lòng khát khao. Hình ảnh cái giếng nước gợi
nhớ nếp sống cộng đồng của thôn làng Việt, mọi người cùng đến nơi đây để gặp
gỡ, thông tin, chia sẻ, và nhất là cùng nhau đón nhận sức sống qua làn nước
giếng làng.
QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ:
La Vang nằm trong vùng
rừng núi hoang dã khi xưa, nay là vùng nông thôn miền đồi núi. Ý tưởng kiến
trúc chủ đạo : công trình phù hợp với văn hóa Viêt Nam, cụ thể miền trung Việt,
hòa quyện trong thiên nhiên, gần gũi ấm áp thân thiện, tôn vinh những giá trị
nhân ái và xây dựng một không gian cộng đồng. Đó là những đặc tính của hồn
Việt.
Toàn bộ công trình
kiến trúc Trung Tâm Hành Hương được thiết kế theo phong cách kiến trúc Việt
Nam, thích ứng với khí hậu miền trung, lấy vương cung Thánh Đường Đức Mẹ làm
trọng tâm, phục vụ cho các cuộc hành hương kính viếng quanh năm và các đại hội
thánh mẫu mang tầm vóc toàn quốc hoạc quốc tế. Mặt bằng toàn thể tọa lạc trên
khu đất diện tích : 190.106 m2, phân chia thành 3 vùng chức năng mang
tính tiệm tiến của cuộc hành hương:
1. Vùng tiếp khách
hành hương: diện tích 47.500
m2, gồm cổng tiếp đón, một lối chính giữa đi vào rộng 32m, bên phải là ngôi nhà
trưng bày các chứng tích phép lạ và các tặng vật của khách dâng cúng, bên trái
là nhà hòa giải gồm nhà nguyện 200 chỗ và 30 tòa giải tội, cả hai công trình
được đặt trên hai đảo giữa hai hồ nước thiên nhiên. Hình thái kiến trúc phỏng
sinh học diễn tả năm chiếc bánh và hai con cá.
2. Vùng trung gian: gồm công trường Mân Côi rộng 48 m,
bên phải là nhà điều hành trung tâm với nhà nguyện 300 chỗ cho cộng đoàn địa
phương (Giáo xứ La Vang), bên trái tái tạo lại khu rừng dẫn đến nơi Đức Mẹ hiện
ra (Linh Đài). Cổng tam quan mang biểu tượng hoa hồng dẫn vào 20 mầu nhiệm Mân
Côi diễn tả bằng 20 công trình điêu khắc. Diện tích vùng 40.000 m2.
3. Vùng tâm linh: công trường Lòng Thương Xót Chúa và
Vương Cung Thánh Đường 5.000 chỗ đặt ở vị trí cuối trung tâm, ngay trục chính
toàn bộ công trình, bên dưới là một hội trường 5.000 chỗ và hầm đậu xe nội bộ.
Ngay cổng vào không gian tâm linh bên trái là Linh Đài kỷ niệm nơi Đức Mẹ hiện
ra, kéo dài từ ngoài vào trong là một khu rừng cây tái tạo lại không gian xưa
cũ núi rừng, ẩn hiện trong rừng cây là những chiếc lều dành cho khách hành
hương qua đêm bên Linh Đài Đức Mẹ. Đối diện Linh Đài là tượng đài các Thánh Tử
Vì Đạo tại Việt Nam. Tháp chuông của Vương Cung Thánh Đường cũ được bảo tồn như
một di tích, một nhà nguyện Thánh Thể 300 chỗ được đặt dưới lòng đất bên dưới
khuôn viên Vương Cung Thánh Đường cũ.
VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG
Công trình Vương Cung
Thánh Đường được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích 13.464 m2. Chiều dài
công trình 132 m theo hướng bắc nam, ngang 102 m theo hướng đông tây.
Thỏa sức chứa 5.000
chỗ (3.500 chỗ tầng trệt và 1.500 chỗ tầng lửng, sức chứa có thể tăng thêm do
sử dụng hành lang chung quanh hoặc lễ đài mặt tiền) để phục vụ các cuộc hành
hương đông đảo người dự, những hội nghị quốc tế , những cuộc tiếp đón các vị
mục tử quan trọng đến thăm viếng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và những Đại Lễ
của Giáo Hội.
Công trình Vương Cung
Thánh Đường là điểm nhấn của tổng công trình Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La
Vang, thể hiện phong cách kiến trúc Việt, mang hồn Việt qua hình dáng những tấm
mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở , ngôi đình việt, những họa tiết diễn
tả cụ thể những ân huệ của Thiên Chúa trên chính những sản phẩm của quê hương
đất nước (hoa và lá cây lá vằng, lúa gạo, chùm nho, hoa hồng, chim lạc, ánh
lửa,…), những lối đi dành cho người già hoặc bệnh tật (tính nhân ái), cấu trúc
đồng tâm (tính cộng đồng), những mảng xanh, giếng nước rửa tội trong nội thất ,
những vật liệu từ thiên nhiên của các vùng miền trong cả nước (tính thiên
nhiên), tận dụng nước mưa trong mùa mưa để sử dụng trong mùa nóng, sử dụng năng
lượng mặt trời (thân thiện mội trường),…
VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG (Gồm ba khối chính) :
LỄ ĐÀI (tiền sảnh):
Được xây dựng để tổ
chức các lễ ngoài trời, hướng nhìn ra công trường Lòng Thương Xót Chúa có khả
năng tiếp đón khoảng 500.000 khách hành hương, lễ đài trên 1.500 chỗ đồng tế,
50 chỗ đặc biệt tại chính điện. Phần trước lễ đài là một cầu thang lớn kết hợp
các chiếu nghỉ làm nơi diễn nguyện trong các kỳ lễ hội.
Lễ đài được thiết kế
mở như diễn tả Hội Thánh được sai đến với muôn dân, chủ đề Chúa Thánh Thần là
chủ đề chủ đạo cho thiết kế.
Vương Cung Thánh Đường
(khối chính):
Một giếng rửa tội
đường kính 5 mét được đặt ngay tiền sảnh lối giữa từ lễ đài vào khối Vương Cung
Thánh Đường theo truyền thống Giáo Hội Công Giáo, nước được đưa vào nội thất để
làm mát vi khí hậu.
Nội thất Vương Cung
Thánh Đường phản ánh hồn Việt, vuông vức và đồng tâm để diễn tả tính cộng đồng.
Chủ đề của khối chính
Vương Cung Thánh Đường là biến cố chết-phục sinh của Chúa Kitô trong đó Mầu
Nhiệm Ba Ngôi được mạc khải.
Phòng Thánh (khối phụ
trợ):
Khối phụ trợ giúp cho
các sinh hoạt thờ phượng của khối chính và lễ đài được diễn tiến tốt đẹp, khối
này cũng là nơi lưu giữ các vật dụng thánh dùng vào việc cử hành bí tích hoặc
thờ phụng. Khối này gắn chặt với khối chính bằng cung thánh.
Chủ đề của khối này là
“người Mẹ”, phong cách kín đáo, nhẹ nhàng, tinh tế và hiệu quả. Lưng quay ra
hướng bắc chống đỡ giá rét mùa đông.
Phần dưới Vương Cung
Thánh Đường là một hội trường 5.000 chỗ, một bãi đậu xe nội bộ 1.000 m2 (50 xe
4 bánh du lịch), một hầm chứa và xử lý nước mưa (25.000 m3) để dùng vào mùa khô
hạn.
Hội trường 5.000 chỗ
sử dụng cho các cuộc hội họp gặp gỡ qui mô lớn, đồng thời có thể sử dụng để
tăng sức chứa của Vương Cung Thánh Đường trong các cuộc lễ mà số người tham dự
trên 5.000, dùng hệ thống truyền hình nội bộ trực tiếp, rất cần thiết trong
hoàn cảnh mưa bão.
Bãi đậu xe ngầm dưới
công trường Lòng Thương Xót Chúa diện tích 1.000 m2, sức chứa 50 xe du lịch 4
bánh, loại 4-9 chỗ ngồi, dành cho các khách quan trọng. Có thang bộ và thang
máy trực tiếp lên lễ đài, có lưu ý đến hệ thống thoát hiểm khi có biến động.
Toàn bộ giao thông từ
Vương Cung Thánh Đường có quan tâm đến thoát hiểm và đường thoát khần cấp cho
các nhân vật quan trọng (VIP).
Hầm chứa và xửa lý
nước mưa (25.000 m3), vì là vùng khô hạn nên tận dụng nước mưa, xử lý để sử
dụng là điều cần thiết, gìn giữ môi trường và tiết kiệm chi phí điều hành.
Nguồn: nghethuatthanh.net
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét