QUY ĐỊNH CỦA BỘ PHỤNG TỰ
VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH
VỀ NGHI THỨC CHÚC BÌNH AN
TRONG THÁNH LỄ
Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích,
trong một Thư luân lưu mới ra gần đây, công bố rằng thời điểm chúc bình an
trong Thánh Lễ sẽ không thay đổi, và đưa ra một số khuyến nghị giúp cho việc cử
hành nghi thức này được xứng hợp hơn.
“Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích... quyết
định giữ nguyên‘nghi thức’ và ‘cử chỉ’ chúc bình an
vào thời điểm hiện nay trong Nghi thức cử hành Thánh Lễ”, cha Jose
Maria Gil Tamayo, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đã
viết như trên trongbản Thông báo ngày 28 tháng Bảy vừa
qua.
Cha nói rằng quyết định
này được đưa ra sau khi xem xét thời điểm của nghi thức chúc
bình an như “một đặc trưng của nghi lễ Roma”, và cho rằng việc
“có những thay đổi cấu trúc Thánh lễ vào lúc này
là không thích hợp đối với các tín hữu”.
Cử chỉ chúc bình an được cử
hành sau khi truyền phép và ngay trước khi rước lễ; tuy
nhiên đã có đề nghị dời cử chỉ này vào thời điểm trước khi
dâng của lễ.
Bản thông báo của cha Gil đã
được gửi đến các giám mục Tây Ban Nha cùng với Thư luân
lưu của Bộ Phụng tự, do Đức hồng y Bộ trưởng Antonio Cañizares Llovera, và Đức Tổng giám mục Thư ký Arthur Roche, ký ngày
8 tháng Sáu. Và ngày hôm trước, Thư luân lưu này đã được Đức
giáo hoàng Phanxicôphê chuẩn và xác nhận.
Thư luân lưu đưa ra 4 khuyến nghị cụ thể nhằm bảo vệ chân giá trị của cử chỉ chúc bình an, tránh những lạm dụng.
Cha Gil cho biết Thư luân
lưu là kết quả của Thượng Hội đồng Giám mục năm 2005
về Thánh Thể, trong đó các giám mục đã bàn về việc có thể dời nghi
thức chúc bình an vào lúc khác hay không.
“Thượng Hội đồng Giám mục cần
điều tiết khi thực hành cử chỉ này, vì rất thường mang những
hình thức thái quá và làm cho bầu khí cộng đoàn loãng đi trước lúc hiệp lễ”, Đức giáo
hoàng Bênêđictô XVI đã viết như trên trong Tông
huấn hậu Thượng Hội đồng Sacramentum Caritatis.
Ngài nói thêm rằng: “Xét đến các
thói quen cổ xưa và đáng kính cùng với những ước muốn của
các nghị phụ Thượng Hội đồng, tôi đã đề nghị các Bộ có thẩm
quyền nghiên cứu khả năng đặt việc chúc bình an vào lúc khác, ví
dụ trước khi dâng lễ vật lên bàn thờ. Hơn nữa việc lựa chọn
như thế làm nhớ lại một cách ý nghĩa lời khuyên răn của Chúa Giêsu rằng “Nếu
ngươi sực nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, hãy để của lễ ngươi trên
bàn thờ, đi làm hòa cùng anh em trước đã” (Mt 5,23).Như thế có
lẽ cũng sẽ khiến cho nghi lễ Roma phù hợp, về
mặt này, với nghi lễ Ambrôsiô cử hành ở Milano.
Con đường Tân Dự tòng, một phong trào giáo
dân trong Giáo hội, cũng đã dời nghi thức chúc bình an (trong nghi lễ Roma)đến trước
khi dâng lễ vật.
Quyết định của Bộ Phụng tự giữ
nguyên thời điểm chúc bình an là kết quả của cuộc đối thoại với
các giám mục trên thế giới,bắt đầu từ năm 2008, và tham
khảo ý kiến với cả Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và Đức
giáo hoàng Phanxicô.
Bộ Phụng Tự cho biết sẽ “đề
ra một vài biện pháp thiết thực để diễn tả tốt
hơn ý nghĩa của cử chỉ chúc bình an và điều tiết
những thái quá, thường gây ra xáo trộn trong cộng
đoàn phụng vụ ngay trước khi rước lễ”.
“Nếu các tín hữu không
hiểu và không bày tỏ, qua cử chỉ của mình, ý
nghĩa thực sự của việc chúc bình an, quan niệm Kitô
giáo về bình an của họ sẽ trở nên nghèo nàn, và việc tham dự Thánh
lễ thiếu tính hiệu quả”.
Vì thế, Bộ Phụng tự đã đưa
ra 4 khuyến nghị, tạo thành “nòng cốt” giáo lý của cử
chỉ chúc bình an.
Trước hết, Bộ Phụng tự vừa khẳng
định tầm quan trọng của nghi thức, vừa nhấn mạnh rằng “hoàn
toàn hợp pháp khi khẳng định rằng không cần thiết phải
mời các tín hữu chúc bình an một cách máy móc”. Nghi thức này là
tùy ý, và chắc chắn cónhững lúc và những nơi mà nghi
thức ấy không phù hợp.
Thứ hai, như bản dịch của
ấn bản thứ ba Sách Lễ Rôma đã nói, Hội đồng Giám
mục nên xem xét “thay đổi cách chúc bìnhan”. Đặc
biệt, nên thay thế các cử chỉ chúc bình an “thông
dụng và mang tính thế tục” bằng các cử
chỉ khác “thích hợp hơn”.
Thứ ba, Bộ Phụng tự cũng
lưu ý rằng cần phải chấm dứt nhiều vi phạm về nghi
thức chúc bình an: chẳng hạn việc hát “bài cahoà bình”, vốn không có trong
nghi lễ Roma; việc các tín hữu rời chỗ để chúc
bình an; linh mục rời khỏi bàn thờ để chúc bình
an với các tín hữu; và những khi –trong những dịp như
đám cưới hoặc đám tang–, nó trở thành một dịp để chúc mừng haychia
buồn.
Và cuối cùng, Bộ Phụng tự khuyến
nghị các Hội đồng Giám mục cần chuẩn bị giáo lý phụng vụ về ý nghĩa của nghi
thức chúc bình an, và việc tuân thủ đúng đắn nghi thức này.
Thư của Bộ Phụng tự kết luận: “Rõ
ràng, mối quan hệ mật thiết giữa ‘lex orandi’ (luật
cầu nguyện) và ‘lex credendi’ (luật đứctin) nên được
mở rộng thành ‘lex vivendi’ (luật sống)”.
“Việc người Công giáo ngày
nay đang đứng trước nghĩa vụ nặng nề phải xây dựng một thế
giới hoà bình và công bằng hơn,bao hàm phải hiểu
biết sâu sắc hơn ý nghĩa Kitô giáo của sự bình an và cách
diễn tả bình an trong cử hành phụng vụ”.
(Minh Đức, WHĐ 03.08.2014/
CNA
(Nguồn : conggiao.info)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét