TÀI LIỆU HỌC TẬP VỀ NĂM ĐỨC TIN :
TÔNG THƯ “PORTA FIDEI – CÁNH CỬA ĐỨC TIN”
TÔNG THƯ “PORTA FIDEI – CÁNH CỬA ĐỨC TIN”
Đáp: Sáng ngày 17/10/2011, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đãcho công bố Tông thư tự sắc "Porta Fidei – Cánh Cửa Đức Tin",trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉđạo về việc cử hành Năm Ðức Tin. Năm này sẽ bắt đầu từ ngày 11/10/2012, trùng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Va-ti-ca-nô II và sẽ kết thúc vào ngày lễ Chúa Ki-tô Vua 24/11/2013.
2- Hỏi: Lý do Đức Thánh Cha ban hành Tông thư "Porta Fidei"? Tông thư có ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại gọi là “Cánh Cửa Đức Tin"?
Đáp: Thánh Âu-tinh đã dạy: “Nếu mạc khải là con đường Thiên Chúa đến với con người thì Đức tin là con đường con người đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con người trước tiếng nói của Thiên Chúa” (xc “Giáo Lý HTCG” của HĐGMVN, lời trích dẫn mởđầu cho bài 5 “Con người đáp lời Thiên Chúa”). Trong thư gửi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô viết: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Rm 10, 9). Thư gửi tín hữu Do thái cũng khẳng định: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 1, 11). Điều đó cho thấy tầm quan trọng tuyệt đỉnh của đức tin, nhất là Đức Tin Ki-tô Giáo.
Con người ở đời có 3 kho kiến thức: Ý thức, Tiềm thức và Vôthức. Ý thức là những kiến thức do hiểu biết mà có. Khi gặp những thắc mắc hay vấn nạn về những điều đã hấp thụ, thì kho tàng này cung cấp thông tin liền. Những kiến thức lâu ngày không đụng chạm tới sẽ lui vào tiềm thức và muốn tìm những kiến thức này, cần phải có một điểm tựa (hình ảnh hay sự kiện tương tự) làm đòn bẩy khơi lên. Ở trong tiềm thức quá lâu, thì kiến thức sẽ đi vào cõi vô thức.Và đã là vô thức thì không dễ gì tìm lại được. Đó chính là sự quên lãng của con người và vì thế có những suy nghĩ, hành động máy móc do thói quen, tập quán hình thành mà không ý thức được (Theo triết học thì “thói quen là bản năng thứ hai của con người”, mà những hành động do bản năng điều khiển thường thì con người không tự ýthức được, chỉ đến khi hành vi đó đã xảy ra mới nhận thức được vàlúc đó dù hành vi ấy đúng hay sai thì “chuyện cũng đã qua, không còn cứu vãn được nữa!”).
Từ đó có thể suy ra Ki-tô hữu được học hỏi, huấn luyện về đức tin từ khi chịu phép Thánh Tẩy. Nếu sau này trưởng thành khôngđược nhắc nhở, dạy dỗ thường xuyên, thì sẽ quên dần, khiến những suy nghĩ và hành động được thực hiện một cách máy móc (kiểu như đọc kinh hoặc lần chuỗi Mân Côi làu làu nhưng chẳng hiểu mình đọc gì, chẳng có ý niệm gì, “khẩu tụng (mà) tâm (chẳng) suy” chút nào).Kho tàng đức tin cũng vậy, để lâu ngày sẽ bị xói mòn hoặc quên lãng, tựa như một nhà kho bị khép chặt cửa. Chính vì thế, ĐTC mới ban hành Tông thư “Porta Fidei” thiết lập “Năm Đức Tin” để giúp tín hữu mở “Cánh cửa Đức Tin”, ngõ hầu củng cố và phát triển vững bền nền tảng đức tin của bản thân.
Mở đầu Tông thư (số 1) ĐTC viết: "Cánh cửa đức tin" (Cv 14, 27) dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho tâm hồn được ân thánh biến đổi. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời”). Ý nghĩa của “Cánh cửa đức tin” đã rõ; tuy nhiên, tưởng cũng cần nói thêm: Từ “cánh cửa” ở đây có thể hiểu theo 2 chiều kích: Khách thể và chủ thể – 1- Khách thể: “Cánh cửa đức tin” nơi Thiên Chúa và Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Hãy mở rộng cửa tâm hồn ra để đón nhận mầu nhiệmđức tin từ Thiên Chúa, từ Giáo Hội, ngõ hầu củng cố, hiểu biết và đào sâu hơn nền tảng đức tin bản thân; 2- Chủ thể: Hãy dấn thân mở rộng cửa trái tim ra để đến với Thiên Chúa đáp trả ân tình Người; đồng thời đến với anh em chia sẻ niềm tin bằng chứng tábác ái (“Loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại”).
3- Hỏi: Mục đích Ðức Thánh Cha ban hành Tông thư "Porta Fidei"?
Đáp: Mở đầu cho Tông thư, ĐTC đã viết: “Trong bài giảng Thánh Lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng, tôi đã nói: "Giáo Hội nói chung và các vị Mục Tử trong Giáo Hội, giống như Chúa Ki-tô, phải lênđường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống,hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn". Nhưng xảy ra là nhiều khi các tín hữu Ki-tô bận tâm nhiều hơn tới những hậu quả xã hội, văn hóa và chính trị trong sự dấn thân của họ, họ tiếp tục nghĩ tới đức tin như mộtđiều giả thiết hiển nhiên của cuộc sống chung.” (Tông thư "Porta Fidei", số 2). Chính điều “nghĩ tới đức tin như một điều giả thiết hiển nhiên của cuộc sống chung” là biểu hiện của suy nghĩ và hành động một cách vô thức như một thói quen máy móc. Nói cách khác, đóchính là sự xói mòn đức tin theo thời gian vậy.
Mục đích việc ban hành Tông thư đã hiển nhiên: Đó là “… để làm chứng rằng các nội dung thiết yếu từ bao thế kỷ vốn là gia sản của mọi tín hữu, đang cần được củng cố, hiểu biết và đào sâu một cách ngày càng mới mẻ để làm chứng tá hợp với cuộc sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác với quá khứ…, là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.” (Tông thư "Porta Fidei", số 4).Một cách nôm na, vì được học hỏi đã quá lâu, phần vì bị những sinh hoạt đời thường trong xã hội lôi cuốn, người tín hữu đã quên đi hoặc xao lãng mất hành trình đức tin là con đường đến với Thiên Chúa, đáp trả Lời Người mời gọi, để được hưởng hồng ân cứu độ.Và để nhắc nhở, ngõ hầu giúp củng cố và phát triển đức tin ngày một tăng trưởng vững mạnh cho cộng đoàn tín hữu trong Giáo Hội, ĐTC đã ban hành Tông thư “Cánh Cửa Đức Tin” vậy.
4- Hỏi: Tông thư gồm bao nhiêu điều khoản, tập trung vào những đề mục nào?
Đáp: Tông thư có tất cả 15 số, quy về các đề mục sau:
a- Lý do và mục đích (số 1-5)
b- Canh tân Giáo Hội (số 6)
c- Loan báo Tin Mừng (số 7)
d- Tuyên xưng đức tin (số 8-9)
e- Đức tin và hành động (số 10)
g- Việc phải làm cho Năm Đức Tin:
* Dấn thân tái khám phá và học hỏi (số 11-12)
* Duyệt lại lịch sử đức tin (số 13)
h- Tăng cường chứng tá bác ái (số 14)
k- Kết luận (số 15)
5- Hỏi: Nơi mục “Canh tân Giáo Hội”, Đức Thánh Cha dạy thế nào?
Đáp: ĐTC viết: “Trong khi Chúa Ki-tô, 'là đấng thánh, vô tội, không tỳ ố' (Dt 7,26) không hề biết tội (2Cr 5, 21), đã đến để đền tội bù tội lỗi của dân (Dt 2, 17), thì Giáo Hội có cả những người tội lỗi trong cộng đoàn của mình, và vì thế Giáo Hội vừa thánh thiện đồng thời cũng luôn cần được thanh tẩy, vẫn liên tục tiến bước trên con đường thống hối và canh tân.” (Tông thư “Porta Fidei”, số 6). Cùng một chủ trương, Đức Thánh Cha tiền nhiệm – Chân phước Gio-an Phao-lô II – trong suốt triều đại, ngài luôn luôn kêu gọi toàn thể Giáo Hội “canh tân và sám hối”. Canh tân là đổi mới, muốn đổi mới con người của mình thì cần phải biết ăn năn hối cải những lỗi lầm sai sót, hầu thanh luyện con người cho ngày một tốt hơn, thánh thiện hơn.
Vì thế nên Giáo Hội rất cần được đổi mới để thích nghi với thời đại (“hợp với cuộc sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác với quá khứ…” – ibid) và nhất là để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, mở mang Nước Chúa đến tận cùng trái đất. Cần nói thêm là việc canh tân ở đây không vụ vào hình thức, mà cần phải đi sâu vào nội dung. Tắt một lời, đổi mới chính con người của mình trong suy niệm, chiêm niệm Lời Chúa, đồng thời canh tân việc sống Đạo sao cho thích nghi với thời đai, ngõ hầu đem lại hiệu quả tối đa cho sứ vụ cao trọng của mình là “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15).
6- Hỏi: Theo Tông thư, thì nên hiểu việc “Loan báo Tin Mừng” như thế nào?
Đáp: Ngay khi được nhận làm con cái Thiên Chúa, làm bạn của Đức Ki-tô (Ki-tô hữu) qua bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu đã được tham dự vào 3 chức vụ cao trọng của Đức Giê-su: Ngôn sứ, Tư tế, Vương giả. Nói khác hơn là được Thiên Chúa mời gọi đồng hành với Vua Giê-su (Vương giả) hiến trọn cuộc đời mình (Tư tế) cho sứ vụ loan báo Tin Mừng (Ngôn sứ), để làm của lễ (hy tế) dâng lên Thiên Chúa Cha. Điều đó cho thấy Tình Yêu Thiên Chúa dành cho con người bao la vô tận, một “Tình yêu của người đã hiến mạng sống của mình cho người mình yêu" (Ga 15, 13). Vì thế, "Tình yêu Chúa Ki-tô thúc bách chúng ta" (2Cr 5,14): chính tình yêu Chúa Ki-tô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin Mừng” (Tông thư “Porta Fidei”, số 7).
Vì Chúa yêu thương hết mọi người trên khắp trái đất, nên Người muốn mời gọi con người thuộc mọi thế hệ, trong mọi thời đại đến với Người. Người uỷ thác sứ vụ “đi khắp tứ phương loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15) cho toàn thể Giáo Hội với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Ở đây, cần lưu ý rằng việc “loan báo Tin Mừng” không phải chỉ bó gọn trong việc rao giảng bằng lời nói, mà cần phải kết hợp với việc làm (“lời nói đi đôi với việc làm”) và bằng cả cuộc sống chứng nhân của mình “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21); "Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành" (Mt 7, 24-27).
Khi thực hành Lời Chúa tức là sống đức tin, người tín hữu luôn mong mỏi đạt được cứu cánh Nước Trời mà Thiên Chúa đã hứa ban cho những kẻ tin. Đó chính là niềm hy vọng, nên có thể khẳng định “Đức tin là hy vọng” như ĐTC Biển Đức XVI đã xác quyết trong phần Nhập đề (số 1) của Thông điệp “Spe Salvi” (Đức tin là hy vọng), đồng thời dẫn chứng bằng thư gửi tín hữu Do-thái (“Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho nhữngđiều ta không thấy” (Dt 1,11); “Chúng ta hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền. Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín.” – Dt 10, 22-23). Tuy nhiên, để đạt được niềm hy vọng đó, người tín hữu cần phải có một quyết tâm sẵn sàng “dấn thân” trên hành trình đức tin có nhiều hoa thom cỏ lạ, nhưng cũng không ít trắc trở chông gai. Chính “Vì thế, ngày nay cũng cần có một sự dấn thân xác tín hơn nữa của Giáo Hội, thực hiện công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng để tái khám phá niềm vui đức tin và tìm lại sự hăng say thông truyền đức tin. Việc dấn thân truyền giáo của các tín hữu – vốn là điều không thể thiếu – kín múc được sức mạnh vànăng lực trong sự khám phá hằng ngày tình yêu của Chúa. Thực vậy, đức tin tăng trưởng khi được sống như một cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh và khi được thông truyền như một kinh nghiệm vềơn thánh và niềm vui” (Tông thư “Porta Fidei”, số 7).
7- Hỏi: Ki-tô hữu đã tuyên xưng đức tin từ khi chịu phép Thánh Tẩy, và trong suốt cuộc đời của mình qua kinh Tin Kính. Vậy tại sao còn phải tuyên xưng nữa?
Đáp: Chính vì cứ nghĩ như vậy nên đức tin mới bị xói mòn hoặc xao lãng. Vấn đề đặt ra là phải “tuyên xưng Kinh Tin Kính một cách công khai” như lời dạy của ĐTC: “Chúng ta sẽ có dịp tuyên xưng đức tin nơi Chúa Phục Sinh trong các nhà thờ chính tòa của chúng ta và các thánh đường trên toàn thế giới; trong các gia cư và gia đình chúng ta, để mỗi người mạnh mẽ cảm thấy nhu cầu cần biết rõ hơn về đức tin ngàn đời và thông truyền cho các thế hệ trẻ. Các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo Hội cũ cũng như mới, hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng Kinh Tin Kính một cách công khai trong Năm Ðức Tin này” (Tông thư “Porta Fidei”, số 8). Tuyên xưng cách công khai không chỉ là đọc hay hát thật lớn tiếng Kinh Tin Kính trong các Thánh lễ hoặc trong đêm Vọng Phục Sinh, mà là trong suốt cả cuộc sống đời thường, kể từ việc ăn uống sinh hoạt trong gia đình đến những hoạt động giao tiếp ngoài xã hội. Chính cuộc sống chứng tá là cách tuyên xưng đức tin công khai hiệu quả nhất.
8- Hỏi: Thế nào là sống chứng tá đức tin?
Đáp: Trong Sắc lệnh “Giáo Dục Ki-tô Giáo”, Chân phước Gio-an Phao-lô II đã viết: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có tin vào các thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Quả thật, vấn đề sống chứng tá đức tin là cốt tuỷ trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, mà muốn được vậy thì đừng làm như kiểu "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói,anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào" (Mt 23, 2-4). Dứt khoát không chỉ nói suông, mà hãy làm theo lời dạy của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ: “Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi. Ra-kháp, cô gái điếm cũng vậy: há chẳng phải nhờ hành động mà đã được nên công chính, vì đã đón tiếp các sứ giả và đưa họ đi lối khác sao? Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2, 24-26).
Chính vì sứ mạng cao trọng là làm chứng nhân cho Tin Mừng Cứu Độ (“anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” – Cv 1, 8), nên cuộc sống của Ki-tô hữu phải thể hiện đầy đủ phẩm chất của một người ‘tin và ký thác’ (tín thác) vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, thông qua Đức Giê-su Ki-tô. Nếu không vì thế, thì ĐTC đã không nhấn mạnh trong Tông thư “Porta Fidei” (số 10): “Tôi muốn vạch ra một hành trình giúp hiểu một cách sâu xa hơn nội dungđức tin, nhưng cùng với nội dung này còn có hành động qua đóchúng ta quyết định hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, trong tự do trọn vẹn.”
9- Hỏi: Như vậy thì làm cách nào để có thể gắn kết đức tin và hành động?
Đáp: Có 2 phương cách cần phải thực hiện:
a- Dấn thân tái khám phá và học hỏi: Nếu chỉ kêu gọi một cách chung chung, thì mọi người sẽ “nghe tai nọ sang tai kia và bay mất hút”, rồi vẫn lười biếng theo đường mòn của một thói quen đã trở thành bản năng, nên ĐTC dùng từ “dấn thân” là muốn các tín hữu phải kiên trì, cố gắng (Từ nguyên: “Dấn thân: cố gắng, bất chấp nguy hiểm”) trong việc tái khám và học hỏi nội dung đức tin trong sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, “vì Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất lànhững người quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Ki-tô, mộtđiều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay... Trong viễn tượng đó, Năm Ðức Tin phải biểu lộ sự dấn thân chung tái khám phá và học hỏi nội dung cơ bản của đức tin ở trong Sách Giáo Lýnày, trong đó có một tổng hợp có hệ thống” (Tông thư -nt-, số 11).
b- Duyệt lại lịch sử đức tin: Đồng thời, để giúp cho việc “dấn thân tái khám phà và học hỏi” có hiệu quả, thì phải biết nhìn lại, duyệt lại lịch sử đức tin trong quá trình hình thành và phát triển Giáo Hội(từ 12 vị Tông đồ tiên khởi nơi một vùng đất nhất định là It-ra-en, mở rộng ra khắp năm châu bốn biển với số tín hữu lên tới trên 1 tỷ người. Đó phải chăng là một mầu nhiệm đức tin mà hàng ngày hàng giờ được thể hiện trong các Thánh lễ trên khắp thế giới? Vàmầu nhiệm đó đã hiện thực hoá đức tin bằng chứng tá cuộc sống của toàn thể cũng như của mỗi một Ki-tô hữu (“Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đócó một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha, Ðấng đến gặp tất cả mọi người. Trong thời điểm này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giê-su Ki-tô, "là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin" (Dt 12,2).” – Tông thư -nt-, số 13).
10- Hỏi: Tại sao ĐTC lại viết “Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơhội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái”? Đức Mến cóquan hệ thế nào với Đức Tin?
Đáp: Vì Tình Yêu, Thiên Chúa dựng nên con người, cũng vì Tình Yêu, Thiên Chúa đã ban Con Một xuống thế “làm giá chuộc muôn người”. Nhờ được cứu độ, con người mới thoát vòng tội lỗi, thoát khỏi sự chết đời đời. Việc đáp trả hồng ân cao vời đó chính là hành vi đức tin được thể hiện trong cuộc sống. Rõ ràng có yêu thì mới tin và càng tin thì càng yêu gấp bội. 2 nhân đức này quấn quít lấy nhau,vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau (“Trong Đức Ki-tô Giê-su, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái.” – Gl 5, 6; “Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể các thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Ðức Ki-tô.” – Ep 3, 17-19).
Người Ki-tô hữu muốn CẬY nhờ ơn Cứu Độ của Thiên Chúa thìphải TIN thật trong lòng và đồng thời biểu lộ ra bằng hành động,bằng cả cuộc sống làm chứng cho điều răn quan trọng nhất ”MẾN Chúa, yêu người”. Đó chính là 3 nhân đức đối thần không thể thiếu trong đời sống đức tin của người tín hữu. Tuy nhiên, cao trọng hơn cả vẫn là đức Mến như lời khẳng định của Thánh Phao-lô: "Hiện nayđức Tin, đức Cậy, đức Mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức Mến" (1Cr 13, 13). Vì thế, ĐTC mới nhắc nhở “Ðức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình”, để từ đó kêu gọi cộng đồng tín hữu: “Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái” (Tông thư -nt-, số 14).
Sống chứng tá bác ái chính là “Yêu Chúa hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, và yêu người thân cận như chính mình” (Lc 10, 27). Một cách cụ thể là đến với người nghèo đói, bệnh tật, yếu đuối, bị áp bức bóc lột… , những người được coi là thành phần cùng khổ nhất trong xã hội loài người. Hãy đến với họ bằng tất cả tấm lòng yêu thương bao la (bác ái), hãy “cho đi” những gì mình đã “nhận về” một cách nhưng không từ Tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Chính Vua Tình Yêu đã dạy: “Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10, 8); “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35); vậy thì người Ki-tô hữu còn chần chờ gì nữa mà không “yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).
Sống chứng tá bác ái là làm sao để đến ngày chung thẩm được chính Đức Vua cho đứng về phía bên phải của Người và trìu mến phán dạy: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 34-40).
11- Hỏi: Như vậy thì người Ki-tô hữu phải sống Năm Đức Tin như thế nào?
Đáp: Cũng như Năm Đức Tin được mở ra cách đây 47 năm (do ĐTC Phao-lô VI – nhân kỷ niệm 5 năm khai mạc Công đồng chung Va-ti-ca-nô II – thiết lập vào năm 1967 “để tưởng niệm 1900 năm cuộc tử đạo của thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Ðồ khi làm chứng tá tột đỉnh”), Năm Đức Tin 2012 được thiết lập là để nhắc nhở và giúp cộng đồng tín hữu trong Giáo Hội sống chứng tá Tin Mừng Cứu Độ bằng một nền tảng đức tin vững chắc, luôn tăng trưởng và đổi mới theo thời đại. Thánh Phao-lô hằng ao ước: “Chớ gì Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh” (2Tx 3, 1), và vì thế, để kết luận, Đức Thánh Cha đã khẳng định: “Năm Ðức Tin này làm cho quan hệ với Chúa Ki-tô ngày càng vững chắc hơn, vì chỉ trong Người mới có sự chắc chắn để hướng nhìn về tương lai và bảo đảm một tình yêu chân thực và lâu bền” (Tông thư -nt-, số 15).
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh trong lời cuối cùng của Tông thư: “Chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là "người có phúc" vì Mẹ 'đã tin'” (Lc 1,45). Sự kiện này mang ý nghĩa gì? Trong Tông huấn “Lời Chúa”, cũng chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã dạy: “Khi chiêm ngưỡng nơi Mẹ Thiên Chúa một cuộc đời hoàn toàn do Lời lên khuôn, ta hiểu được rằng cả ta nữa cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, nhờ đó, Chúa Ki-tô tới cư ngụ trong đời ta. Thánh Am-brô-si-ô nhắc nhở ta rằng xét theo một phương diện nào đó, mọi tín hữu Ki-tô đều tượng thai và sinh hạ Lời Thiên Chúa: mặc dù chỉ có Mẹ Thiên Chúa là tượng thai bằng xương bằng thịt, còn chúng ta, Chúa Ki-tô là con cái của mọi người chúng ta trong đức tin. Như thế, điều xẩy ra cho Đức Maria cũng hàng ngày xẩy ra nơi mỗi người chúng ta, trong việc nghe Lời Chúa và trong việc cử hành các bí tích” (T/H “Lời Chúa”, số 20).
Như vậy là đã rõ: Người Ki-tô hữu không chỉ sống Năm Đức Tin, mà còn hơn thế nữa, sống đức tin bằng cả cuộc đời của mình trên hành trình tiến về quê Trời. Muốn sống tốt, sống trọn hảo hành trình đức tin, không gì bằng học hỏi, chiêm niệm nơi mẫu gương tuyệt hảo là Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Lời Chúa (Mẹ đã tượng thai Ngôi Lời bằng xương bằng thịt). Mẹ đã sống đức tin trong suốt cuộc đời của Mẹ bằng 2 tiếng “xin vâng”, nên chính Mẹ là Mẹ Đức Tin. Yêu Chúa, muốn làm chứng tá cho hồng ân cứu độ nhân loại của Chúa và đem Tin Mừng đó đến cho mọi người, thì điều kiện ắt có và đủ chỉ có thể là “Nhờ Mẹ, đến với Chúa” (“Per Mariam, ad Jesum”). Ước được như vậy.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét