. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tiểu Sử Đức Thánh Cha BÊNÊDICTÔ XVI


TIỂU SỬ ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊDICTÔ XVI

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sinh ngày 16.4.1927 tại Marktl am Inn vùng Altötting, Đức Quốc, với tên gọi là Joseph Alois Ratzinger. Ngài mới mừng sinh nhật thứ 78, đúng hai ngày trước khi nhập viện bầu Giáo Hoàng ngày 18.4.2005.
Thân phụ Đức Giáo Hoàng là một cảnh sát viên xuất thân từ một gia đình nông dân miền Hạ Nam Bayern. Thời niên thiếu, Joseph Ratzinger học trung học tại tỉnh Traunstein và bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị.
Từ 1946 – 1951: Ngài theo học Triết Học và Thần Học tại Đại Học Freising và München.
Ngày 29.6.1951: Ngài được thụ phong Linh Mục tại Freising do Đức Hồng Y Faulhaber truyền chức, sau đó giúp xứ tại St. Martin – München-Moosach.
Từ 1951 – 1952: Ngài được bổ nhiệm làm cha phó tại St. Hl. Blut – München-Bogenhausen.
Từ 1952 – 1954: Ngài được giao phó chức vụ giáo sư tại đại chủng viện Freising.
Năm 1953: Ngài đậu bằng Tiến Sĩ Thần Học tại Đại Học Freising với đề tài: “Dân Chúa trong học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo Hội”.
Từ 1958 – 1959: Ngài trở thành Giáo Sư Đại Học. Ngài dạy Tín Lý và Thần Học Nền Tảng tại Đại Học Freising.
Từ 1959 – 1963: Giáo Sư Thần Học Nền Tảng tại Đại Học Bonn.
Từ 1962 – 1965: Lúc 35 tuổi vào năm 1962, ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới về Thần Học và trở thành cố vấn Thần Học cho Tòa Thánh tại Công Đồng Chung Vatican II.
Từ 1963 – 1966: Giáo Sư Thần Học Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý tại Đại Học Münster ( cùng thời với Linh Mục giáo sư nổi danh Karl Rahner, Dòng Tên ).
Từ 1966 – 1969: Giáo Sư Thần Học Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý tại Đại Học Tübingen.
Năm 1976: Ngài nhận chức Đức Ông.
Từ 1969 – 1977: Giáo Sư Thần Học Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý tại Đại Học Regensburg.
Từ 1976 – 1977: Ngài được bầu làm Phó Giám Đốc viện Đại Học Regensburg.
Ngày 24.3.1977: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục München và Freising.
Ngày 28.3.1977: Ngài được tấn phong Giám Mục.
Ngày 27.6.1977: 3 tháng sau đó, ngài được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tấn phong Hồng Y. ( Ngài là một trong ba vị Hồng Y dưới 80 tuổi trong cuộc bầu cử Giáo Hoàng 2005 không do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y ).
Ngày 25.11.1981: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cử ngài giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin ( sau khi Ngài đã từ chối chức vụ này đến 2 lần và đến lần thứ ba thì nhận theo đức Vâng Lời ), chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Thánh Kinh, và chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế.
Từ 1986 – 1992: Ngài giữ chức chủ tịch Ủy Ban Soạn Thảo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Ngày 9.11.1998: Ngài được bầu làm Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn.
Ngày 30.11.2002, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn việc các Hồng Y bầu ngài làm Niên Trưởng Hồng Y Đoàn. Với chức vụ này Ngài là người quan trọng trong những ngày khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa qua đời. Ngài là chủ tế của Thánh Lễ an táng Đức Giáo Hoàng vào ngày 8.4.2005 và là chủ tế Thánh Lễ cho 115 Hồng Y và Giáo Dân vào sáng thứ hai, 18.4.2005 trước khi 115 Hồng Y bước vào cơ mật viện bầu Giáo Hoàng.
Trong 30 tác phẩm lớn của ngài, nổi tiếng nhất là cuốn “Nhập Môn Kitô Giáo” xuất bản năm 1968 và cuốn “Tín Lý và Mạc Khải” tổng hợp các suy tư, bài giảng và tiểu luận dành riêng cho việc mục vụ xuất bản năm 1973.
Ngài đã từng là phát ngôn viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ V ( 1980 ), chủ tịch Đại Biểu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ VI ( 1983 ).
Tại Toà Thánh Vatican, ngài là thành viên của:
Bộ Quan Hệ với Các Quốc Gia
Bộ Giáo Hội Đông Phương
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Bộ Giám Mục, Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc
Bộ Giáo Dục Công Giáo.
Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Các Tín Hữu Kitô
Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Văn Hóa
Hội Đồng Tòa Thánh cho Châu Mỹ La Tinh
Hội Đồng Tòa Thánh cho Giáo Hội Của Chúa
Hội Đồng Tòa Thánh về Thánh Kinh
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nguyên là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và là vị tổng trưởng lâu dài nhất trong triều đại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bao gồm 24 năm, trong thời này đã xảy ra 6 vụ về các nhà thần học lạc giáo mà trong đó đã có 4 người Đức ( như Hans Küng, Drewermann… ) và ngài đã cắt chức giáo sư của các vị này.
Trong thời này, nói chung, nền Thần Học Công Giáo được yên ổn. Ngài chính là cánh tay mặt của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về tư tưởng, triết lý cũng như Thần Học. Có thể nói mọi việc liên quan với Giáo Hội Hoàn Vũ đều có ý kiến đóng góp của ngài. Tại Đức, người ta đặt danh hiệu cho ngài là “Cỗ Xe Tăng của Giáo Hội.“
Trong thời gian phục vụ tại Tòa Thánh, ngài đã xin từ chức đến 3 lần nhưng Đức Gioan Phaolô II không đồng ý, tuy nhiên Đức Thánh Cha đã cho ngài một đặc ân là được viết sách Thần Học và phát hành.
Đặc biệt trong gia tộc của ngài có người anh ruột Georg Ratzinger còn đang sống cũng là Linh Mục, được phong chức Đức Ông và là giáo sư về Thánh Nhạc. Mấy ngày trước bầu cử Giáo Hoàng được phỏng vấn, người anh ruột trả lời là không muốn em mình làm Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là người thích âm nhạc nghệ thuật, ngài chơi đàn Piano rất hay và thích nhạc Mozart. Ngoài ra ngài thông thạo tất cả 10 ngôn ngữ khác nhau. Ngài là học giả uyên thâm về Thần Học và Triết Học với hơn 30 tác phẩm lớn nổi tiếng.
Vào chiều ngày 19.4.2005, lúc 18g41, Đức Hồng Y Estevez xuất hiện trước ban công của đền thờ Thánh Phêrô bên micro và công bố bằng nhiều thứ tiếng: “Anh chị em thân mến, tôi là Hồng Y Estevez, tôi rất vui mừng được loan báo...” Ngài xúc động ngừng lại thật lâu và nói tiếp bằng câu Latinh nổi tiếng: “Habemus Papam”.
Người được tín nhiệm là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và chọn tên Giáo Hoàng là Bênêđictô XVI. Đây là cuộc bầu cử Giáo Hoàng tương đối ngắn trong 26 tiếng đồng hồ và đông Hồng Y nhất trong lịch sử Giáo Hội với 115 vị.
Lúc 18g48: Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xuất hiện vẫy tay chào mừng giáo hữu. Ngài tuyên bố bằng tiếng Ý: “Sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các Hồng Y đã bầu tôi làm Giáo Hoàng. Tôi chỉ là người thợ tầm thường trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu sót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của anh chị em. Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ bầu cử cho tất cả chúng ta.”
Và sau đó Tân Giáo Hoàng cầu nguyện và ban phép lành Giáo Hoàng đầu tiên “Urbi et Orbi” cho thành Roma và cho toàn thế giới.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đối với Hội Đồng Giám Mục Đức:
Từ 1966 – 1977: Nhà chuyên môn của Ủy Ban Tín Lý về Đức Tin.
• Từ 1977 – 1981: Chủ tịch Ủy Ban về Tín Lý.
• Từ 1980 – 1981: Ủy Viên của HĐGM Đức về Kỷ Luật cho việc giảng dạy Thần Học.
Các bằng tiến sĩ danh dự Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã được nhận lãnh:
1984: Đại Học Công Giáo St. Thomas in St. Paul – Minnesota ( USA ) trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
• 1985: Đại Học Công Giáo Eichstätt ( Đức ) trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
• 1986: Đại Học Công Giáo Lima ( Peru ) trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
• 1988: Đại Học Công Giáo Lublin ( Ái Nhĩ Lan ) trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
• 1998: Đại Học Công Giáo Navarra in Pamplona trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
• 1999: Đại Học Công Giáo "Maria SS. Assunta" ( LUMSA ) in Rom trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
• 2000: Đại Học Công Giáo Wroclaw ( Ba Lan ) trao bằng Tiến Sĩ Danh Dự.
Các huy chương danh dự Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã được nhận lãnh:
Năm 1977
- Nhận huy chương danh dự của nước Ecuador.
- Nhận huy chương danh dự của Tiểu Bang Bayern.
Năm 1985
- Nhận huy chương danh dự của nước Đức.
- Nhận huy chương vàng của Quốc Hội Tiểu Bang Bayern.
Năm 1989
- Nhận huy chương danh dự của Đại Học Chieti.
- Nhận Giải thưởng Augustin-Bea-Preises in Roma ( Ý ).
Năm 1991
- Nhận huy chương danh dự của Giải Leopold-Kunschak-Preises in Wien ( Áo ).
Năm 1992
- Nhận huy chương danh dự của Áo quốc.
- Nhận Giải thưởng Văn Hóa tại Anacapri.
- Nhận Giải thưởng Văn Hóa Basilicata in Potenza.
Năm 1996
- Nhận Giải thưởng của Tiểu Bang Bayern về nghệ thuật và khoa học.
Năm 1997
- Trở thành công dân danh dự của tỉnh Marktl am Inn.
Năm 1998
- Được tổng thống Pháp tấn phong làm chỉ huy danh dự đội ngũ vệ binh
Ngoài ra, ngài còn là thành viên:
1964 - 1967: Thành Viên của viện Khoa Học của tiểu bang Nordrhein-Westfalen.
1966: Thành Viên viện Khoa Học Tôn Giáo, Brüssel.
1991: Thành Viên viện Khoa Học và Văn Hóa, Salzburg.
1992: Thành Viên viện Khoa Học Luân Lý và Chính Trị, Paris.
2000: Thành Viên viện Khoa Học Giáo Hoàng, Roma.
57 tác phẩm quan trọng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI:
1. Volk und Haus Gottes in Augustinus Lehre von der Kirche, 1954 [Nachdruck: St. Ottilien 1992] ( Dissertation )
2. Die Geschichtstheologie des heiligen Bonaventura, München-Zürich 1959 ( Habilitation )
3. Der Gott des Glaubens und der Gott der Philosophen. München 1960
4. Die christliche Brüderlichkeit München 1960
5. Episkopat und Primat ( zusammen mit Karl Rahner ), Freiburg/Brsg. 1961 ( Quaestiones disputatae 11 )
6. Die erste Sitzungsperiode des Zweiten Vatikanischen Konzils – Ein Rückblick, Köln 1963
7. Das Konzil auf dem Weg – Rückblick auf die Zweite Sitzungsperiode, Köln 1964
8. Einführung in das Christentum, München 1968
9. Das neue Volk Gottes. Entwürfe zur Ekklesiologie, Düsseldorf 1969
10. Demokratisierung in der Kirche – Möglichkeiten, Grenzen, Gefahren, Limburg 1970
11. Zur Situation der Kirche heute. Hoffnungen und Gefahren, Köln 1970
12. Il significato di persona nella teologia in Dogma e predicazione, Brescia 1974
13. Wer verantwortet die Aussagen der Theologie, 1976
14. Die Tochter Zion. Betrachtungen über den Marienglauben der Kirche, Einsiedeln 1977
15. Eschatologie – Tod und ewiges Leben, Regensburg 1977 ( 6. Aufl. 1990 )
16. Dienst an der Einheit. Zum Wesen und Auftrag des Petrusamtes, Düsseldorf 1978
17. Das Fest des Glaubens. Versuche zur Theologie des Gottesdienstes, Einsiedeln 1981
18. Theologische Prinzipienlehre. Bausteine zur Fundamentaltheologie, München 1982
19. Zur Lage des Glaubens. Ein Gespräch mit Vittorio Messori, 1985 ( dt. )
20. Kirche, Ökumene und Politik. Neue Versuche zur Ekklesiologie, Einsiedeln 1987
21. Church, Ecumenism and politics, Middlegreen ( Ing. ) 1988
22. La théologie de l’histoire de saint Bonaventure, Paris 1988
23. Auf Christus schauen. Einübung in Glaube, Hoffnung, Liebe, Freiburg/Brsg. 1989
24. Europa – Hoffnungen und Gefahren, Speyer 1990
25. Zur Gemeinschaft gerufen: Kirche heute verstehen, Freiburg/Brsg. 1991
26. Popolo e casa di Dio in Sant’ Agostino, Milano 1991
27. Servitore della vostra gioia. Meditazioni sulla spiritualità sacerdotale, Ancora 1991
28. Co-Workers of the Truth. Meditations for every day of the year. San Francisco 1992
29. Die Geschichtstheologie des heiligen Bonaventura, St. Ottilien 1992
30. Eglise et théologie, Paris 1992
31. Svolta per l’Europa? Chiesa e modernità in Europa, San Paolo Edizioni 1992
32. Wendezeit für Europa? Diagnosen und Prognosen zur Lage von Kirche und Welt, Einsiedeln-Freiburg 1991
33. Wesen und Aufgabe der Theologie, Einsiedeln, Freiburg 1992
34. Wesen und Auftrag der Theologie: Versuche zu einer Ortsbestimmung im Disput der Gegenwart, Freiburg/Brsg. 1993
35. Wahrheit, Werte, Macht – Prüfsteine der pluralistischen Gesellschaft, Freiburg/Brsg. 1993
36. Ein neues Lied für den Herrn. Christusglauben und Liturgie in der Gegenwart, Freiburg/Brsg. 1995
37. Evangelium, Katechese, Katechismus, München 1995
38. Cantate al Signore un canto nuovo, 1996
39. Salz der Erde. Christentum und Katholische Kirche an der Jahrhundertwende. Ein Gespräch mit Peter Seewald, Stuttgart 1996
40. Il sale della terra. Cristianesimo e Chiesa cattolica nella svolta del millennio, Sao Paulo Edizioni 1997
41. Cielo e terra. Riflessioni su politica e fede. Piemme 1997
42. La mia vita. Ricordi 1927-1977. Sao Paulo Edizioni 1997
43. Aus meinem Leben. Erinnerungen ( 1927-1977 ), Stuttgart 1998
44. Vom Wiederauffinden der Mitte. Grundorientierungen. Texte aus vier Jahrzehnten, hrsg. v. Schülerkreis, Freiburg/Brsg. 1997
45. Imagini di speranza: Percorsi attraverso i tempi e i luoghi del giubileo, San Paolo Edizioni, 1999
46. Maria. Iglesia naciente, Madrid 1999
47. Un canto nuevo para el Señor. La fe en Jesucristo y la liturgia hoy, Salamanca 1999
48. Der Geist der Liturgie. Eine Einführung, Freiburg/Brsg., 3. Aufl., 2000
49. Berührt vom Unsichtbaren. Jahreslesebuch, ausgewählt und hrsg. v. Ludger Hohn-Morisch, Freiburg/Brsg. 2000
50. Bilder der Hoffnung. Wanderungen im Kirchenjahr ( Predigten zu großen Festen des Kirchenjahrs ), 2000
51. Gott ist nah. Eucharistie: Mitte des Lebens, hrsg. v. Stephan Otto Horn u. Vinzenz Pfnür, Augsburg 2001
52. Gott und die Welt. Glauben und Leben in unserer Zeit, Interviews, Köln 2000, München, 3. Aufl., 2001
53. Unterwegs zu Jesus Christus, Augsburg 2003
54. Salz der Erde: Christentum und katholische Kirche im neuen Jahrtausend. Ein Gespräch mit Peter Seewald ( 6.2004 )
55. Jesus von Nazareth: Von der Taufe im Jordan bis zur Verklärung ( 16.4.2007 )
56. Bibelausgaben, Herder, Freiburg : Die Benedikt Bibel; Die Bibel, Die Heilige Schrift des Alten und Neuen Bundes ( 6.2007 )
57. Joseph Ratzinger - Gesammelte Schriften: Gesammelte Schriften Band 11. Theologie der Liturgie: Die sakramentale Begründung christlicher Exisenz: Bd 11 ( 10.2008 )
Các sách viết về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI:
Weisheit Gottes – Weisheit der Welt. Festschrift für Joseph Kardinal Ratzinger zum 60. Geburtstag, hrsg. v. Baier, Walter – Horn, Stephan Otto – Pfnür, Vinzenz – Schönborn, Christoph von. St. Ottilien 1987; 2 Bde.
• Wissen aus der Taufe. Die Aporien der neuzeitlichen Vernunft und der christliche Weg im Werk von Joseph Ratzinger, von Sottopietra, P. G., Regensburg 2003
• Kirchliche Existenz und existenzielle Theologie unter dem Anspruch von Lumen gentium. Ekklesiologische Grundlinien, hrsg. v. Heim, Maximilien Heinrich – Ratzinger, Joseph, Frankfurt/M. 2004
• Benedikt XVI - Ein Porträt aus der Nähe ( 11.2005 ) - Von Peter Seewald
• Der deutsche Papst. Von Joseph Ratzinger zu Benedikt XVI ( 4.2006 ) - Von Peter Seewald
• Papst ohne Heiligenschein? Joseph Ratzinger in seiner Zeit und Geschichte ( 9.2006 ) - Von Richard Corell, Ronald Koch
• Habemus Papam: Der Wandel des Joseph Ratzinger ( 10.2006 ) - Von Andreas Englisch
• Papst-Entzauberung: Das wahre Gesicht des Joseph Ratzinger und die exakte Widerlegung seiner Thesen ( 5.2007 ) - Von Hubertus Mynarek
• "Jesus von Nazareth" kontrovers: Rückfragen an Joseph Ratzinger - Von Karl Lehmann, Christoph Schönborn, Adolf Holl, Klaus Berger, Karl H Ohlig, Albert Franz, Paul Wess, Michael Plattig, Manfred Gerwing, Hermann Häring, Hans Küng, Hans Albert, Horst J Helle, Ernst A Knauf ( 11.2007 )
• Joseph Ratzingers Rettung des Christentums: Beschränkungen des Vernunftgebrauchs im Dienste des Glaubens ( 9.2008 ) - Von Hans Albert.

 Lm. Phaolô PHẠM VĂN TUẤN,
tổng hợp 6.7.2005

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

PHỤNG VỤ »»

KT - GIÁO LÝ »»

BÀI GIẢNG »»

SUY NIỆM »»

ĐỨC MẸ MARIA »»

CÁC THÁNH »»

GIÁO HỘI HOÀN CẦU »»

GIÁO HỘI VIỆT NAM »»

TRONG CÁC NHÂN ĐỨC, ĐỨC MẾN LÀ CAO TRỌNG HƠN CẢ

Giảng Lễ